Bài viết tổng hợp những kiến thức thi công nội thất phòng bếp hữu ích nhất từ Nội Thất Thiên Thần.
Phòng bếp luôn là một trong những khu vực quan trọng nhất trong căn nhà. Là nơi giữ lửa tổ ấm, nơi các bà nội trợ trổ tài thật nhiều món ngon.
Chính vì thế mà gia đình nào cũng muốn sở hữu một phòng bếp đẹp, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi mà vẫn tiết kiệm chi phí. Muốn hiện thực hóa căn bếp trong mơ của mình. Dưới đây là những lưu ý về thiết kế, thi công nội thất phòng bếp bạn không nên bỏ qua.
6 lưu ý cần ghi nhớ khi thiết kế nội thất phòng bếp
Thiết kế phòng bếp thường có nhiều yêu cầu phức tạp. Vì vậy đòi hỏi kiến trúc sư và gia chủ phải xem xét cân đối dựa trên đặc điểm mặt bằng, diện tích.
Dù vậy cũng không phải không có cách để vừa đảm bảo phòng bếp đủ tiện nghi. Mà vẫn thể hiện được cá tính của chủ nhân.
Nhìn chung, thiết kế phòng bếp thường có những nguyên tắc căn bản như sắp xếp đồ đạc, bố trí ánh sáng, tận dụng không gian.
Bạn có thể dựa vào những nguyên tắc này và cùng kiến trúc sư sáng tạo thêm. Để có được không gian đúng như mong muốn.
Bố trí đồ đạc khoa học, tránh lộn xộn
Bố trí đồ đạc phòng bếp luôn là điểm được vô cùng lưu ý khi tiến hành thiết kế và thi công. Lý do là bởi khu vực phòng bếp thường nhiều đồ đạc, thiết bị từ các loại bếp, lò vi sóng, bát đũa đến nồi cơm, thiết bị xay ép…
Muốn bố trí đồ đạc khoa học, ngay từ khi thiết kế. Bạn nên tính toán các địa điểm dành cho vật dụng cố định.
Các thiết bị thường xuyên được sử dụng như nồi cơm, bát đũa, lò vi sóng. Cần có vị trí riêng, tiện lợi khi sử dụng và cũng dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
Tuân thủ theo nguyên tắc “Tam giác vàng”
Nguyên tắc tam giác vàng trên thực tế là cách tính toán khoảng cách giữa 3 điểm quan trọng nhất trong bếp. Gồm bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh.
Theo đó, tổng của ba cạnh tam giác nối các điểm trên cần lớn hơn hoặc bằng 3.6 mét nhưng không quá 8 mét.
Mỗi cạnh cần đạt giá trị tối thiểu là 1.2 mét, tối đa 2,7 mét. Lý tưởng nhất là bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh có thể nằm ở 3 mặt khác nhau với thiết kế phòng bếp hình chữ U.
Kích thước như vậy đảm bảo bạn có thể dễ dàng di chuyển giữa các khu vực xung quanh trong quá trình nấu nướng.
Cách tận dụng không gian phòng bếp chung cư không bị chật chội
Diện tích hẹp luôn là thách thức khi thiết kế và thi công phòng bếp chung cư. Làm sao để đảm bảo bố trí đầy đủ các hạng mục cần thiết trong không gian phòng bếp nhưng không tạo cảm giác chật chội.
Một số giải pháp cho vấn đề này có thể kể đến là tạo không gian mở. Và tận dụng không gian trống theo chiều dọc vách tường.
_ Tạo không gian mở:
Hầu hết các căn hộ chung cư nhỏ đều có không gian mở giữa phòng bếp, bàn ăn và phòng khách. Thiết kế giúp tạo nên độ thông thoáng cho khu vực bếp đồng thời mang đến cảm giác rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó cách bài trí này cũng được cho là tạo được sự gần gũi. Giữa các thành viên trong gia đình khi dễ dàng tương tác bất cứ lúc nào.
_ Tận dụng không gian trống:
Bạn nên bố trí phần tủ bếp cao chạm trần nhà theo chiều dọc vách tường. Cách làm này vừa giúp tăng thêm diện tích để đồ trong bếp. Đồng thời tránh bám bụi cho phần tường để trống.
Những đồ ít dùng tới như bát đĩa, lọ hoa lớn, các loại đồ khô. Có thể được cất lên ngăn trên cùng, các đồ sử dụng thường xuyên hơn cất tại các ngăn vừa tầm tay với.
Tận dụng các nguồn ánh sáng và tạo sự thông thoáng cho không gian phòng bếp
Không gian phòng bếp thông thoáng và đầy đủ ánh sáng. Giúp tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng, tránh cảm giác bí bách, chật chội.
_ Tận dụng các nguồn ánh sáng khác nhau
Nếu có điều kiện bạn nên bố trí khu vực bếp gần cửa sổ để tận dụng các nguồn sáng tự nhiên. Đèn bếp bên cạnh bố trí trên trần còn cần được gắn ở phần dưới tủ bếp để đảm bảo độ sáng.
_ Đảm bảo bếp luôn thông thoáng, không ám mùi
Không gian phòng bếp cần đảm bảo độ cao trần tối thiểu 3 mét để không khí dễ dàng lưu thông. Hệ thống hút mùi cần được thiết kế ngay trên bếp nấu, bên cạnh đó là quạt thông gió, các cửa sổ.
Cách lựa chọn nội thất cho không gian phòng bếp
Phòng bếp thường bao gồm các nội thất chính là tủ bếp và bàn, ghế ăn. Các đồ nội thất phòng bếp nên có thiết kế hài hòa và màu sắc phù hợp với không gian chung.
_ Tủ bếp
Tủ bếp thường là phần nội thất chiếm nhiều diện tích nhất trong căn bếp. Kết hợp nhiều khu vực từ bếp nấu, bồn rửa đến chạn bát. Tủ bếp có nhiều hình dáng khác nhau, phổ biến nhất là chữ L hoặc chữ U.
Yếu tố đầu tiên nên lưu ý khi lựa chọn thiết kế tủ bếp là kích thước bề ngang và chiều cao. Theo đó phần tủ bếp dưới (nơi nấu nướng, rửa bát) nên có độ cao từ 85 cm đến 90 cm, chiều sâu từ trên 50 cm.
- Tủ bếp trên:
Đối với tủ bếp trên, chiều cao trung bình được khuyến nghị là 80 – 85 cm, chiều sâu 30 – 35 cm. Khoảng cách giữa 2 tủ bếp không nên quá 60cm. Để đảm bảo người sử dụng dễ dàng thao tác lấy các vật dụng khi cần thiết.
Bên cạnh kích thước bạn cũng cần quan tâm đến cách bố trí. Vị trí đặt để các thiết bị trong phòng bếp.
Các kiến trúc sư thường khuyên gia chủ sử dụng hút mùi. Thay vì quạt hút tường bởi khả năng loại bỏ mùi thức ăn, nấu nướng vượt trội hơn. Hút mùi như đã nói ở trên nên được đặt ngay phía trên bếp nấu.
Cạnh khu vực bếp cần có phần bàn bếp, sử dụng khoảng trống trên tủ bếp. Hoặc tích hợp bàn gấp gọn kèm tủ tiện lợi.
Bên cạnh ánh sáng trần cần có đèn led được bố trí ngay dưới tủ bếp trên. Để đảm bảo luôn đủ sáng khi nấu nướng, dọn rửa.
Tủ bếp nên được sử dụng gam màu trung tính trắng, nâu hoặc ghi, đen. Bạn cũng có thể điểm xuyết hoa văn từ gạch ốp cho khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới.
Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc gây rối mắt.
_ Bàn, ghế ăn:
Tùy vào diện tích căn hộ và phong cách mong muốn. Mà bạn có thể chọn các loại bàn ăn khác nhau cho căn nhà của mình.
Bàn ăn nhỏ, đơn giản phù hợp cho các căn hộ chung cư hẹp, bàn ăn lớn. Phong cách sang trọng lại là lựa chọn hợp lý cho căn hộ lớn.
Đối với các gia đình đông người, bàn chữ nhật dài hoặc bàn oval luôn được ưu ái hơn cả. Với mẫu bàn kiểu này các gia đình có thể ngồi được từ 8 đến thậm chí 10 , 12 người.
Trong khi đó mẫu bàn vuông hoặc bàn tròn lại thích hợp cho nhà có 4 đến 6 thành viên. Bàn dạng này tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi lại tiết kiệm được diện tích tối đa.
Phong thủy thiết kế nội thất phòng bếp
Do là khu vực quan trọng trong gia đình, phòng bếp. Khi thiết kế cần tuân thủ 1 số yếu tố phong thủy nhất định.
Mục đích là để tránh các yếu tố xung khắc ở gần nhau. Bố trí hợp lý để không ảnh hưởng đến không gian khác. Những nguyên tắc phong thủy cần tuân thủ là:
- Bếp và bồn rửa không đặt cạnh nhau bởi đây là đại diện cho 2 yếu tố xung khắc lửa và nước
- Không đặt bếp ở nơi nhiều gió vì gió sẽ đẩy ngược mùi. Và không khí vào trong khiến bếp khó được thông thoáng.
- Tránh khu vực bếp gần hoặc đối diện phòng ngủ bởi mùi thức ăn. Và khí nóng sẽ tạo cảm giác không thoải mái.
- Tránh bếp gần nhà vệ sinh, nơi tập trung nhiều vi khuẩn gây hại.
Kiến thức thi công nội thất phòng bếp chuẩn nhất
Nên chọn chất liệu nội thất phòng bếp nào để thi công?
Hai chất liệu phổ biến nhất của nội thất phòng bếp hiện nay là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Mỗi chất liệu lại có những đặc điểm khác nhau phù hợp cho từng không gian.
Cùng so sánh hai chất liệu này dựa trên các yếu tố như độ bền, độ cong vênh, giá thành, ứng dụng. Để có cái nhìn chính xác nhất
_ Độ bền:
Xét về độ bền, gỗ tự nhiên có độ bền cao hơn. Đặc biệt với các loại gỗ như gỗ giáng hương, gỗ pơ mu, gỗ đinh hương, gỗ gụ.
Độ bền càng cao khi gỗ được xử lý và gia công kỹ càng. Thời hạn sử dụng của gỗ tự nhiên có thể đến 20 năm.
Trong khi đó gỗ công nghiệp do đặc tính là các phần gỗ vụn ép thành tấm nên dễ thấm nước. Độ bền chỉ ở mức trung bình. Một tấm gỗ công nghiệp được xử lý mặt dán chất lượng cao thường sử dụng được từ trên 10 đến dưới 15 năm.
_ Độ cong vênh:
Gỗ tự nhiên thường dễ bị cong vênh do các điều kiện thời tiết, nhiệt độ. Trong khi đó ở gỗ công nghiệp hiện tường này thường không xảy ra.
Độ cong vênh của gỗ tự nhiên có thể được giảm thiểu. Dựa trên quá trình gia công gỗ trước khi lắp ráp thành sản phẩm.
_ Giá thành:
Giá thành gỗ tự nhiên đắt hơn nhiều so với gỗ công nghiệp. Lý do là bởi chất liệu gỗ tự nhiên ngày càng khó kiếm, các công đoạn gia công từ cắt, sấy, đục cũng mất nhiều thời gian hơn.
_ Ứng dụng:
Chất liệu gỗ tự nhiên khá thích hợp cho gia chủ yêu thích phong cách cổ điển, có diện tích căn hộ lớn và chi phí dư giả.
Trong khi đó gỗ công nghiệp lại thường được dùng cho các căn bếp hiện đại, các căn bếp chung cư với khoản đầu tư chi phí tiết kiệm hơn.
5 quy tắc thi công nội thất phòng bếp cần biết
Dưới đây là những nguyên tắc thi công nội thất phòng bếp được các kiến trúc sư áp dụng mà bạn không thể bỏ lỡ:
_ Nắm rõ tổng diện tích của khu vực bếp
Nắm rõ tổng diện tích trước khi thi công giúp bạn chủ động bàn bạc với kiến trúc sư. Lên phương án thiết kế phù hợp nhất. Diện tích cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến ứng dụng phong cách hay nội thất sử dụng.
_ Xác định phong cách thiết kế chủ đạo
Màu sắc và phong cách thiết kế chủ đạo nên được làm rõ từ đầu. Để có định hướng cho việc chọn nội thất, sơn tường, bố trí các vật dụng khác nhau.
Xác định rõ phong cách giúp tạo nên 1 tổng thể hài hòa, thống nhất. Tránh tình trạng kết hợp màu sắc, nội thất không ăn ý với nhau.
_ Bố trí nội thất phù hợp
Nội thất bố trí phù hợp là tuân thủ nguyên tắc “tam giác vàng”, có khoảng cách nhất định giữa 3 điểm bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh.
Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo sự thông thoáng cho không gian bằng hệ thống hút mùi, thông gió. Ánh sáng nên được kết hợp giữa nguồn sáng tự nhiên từ khu vực cửa sổ và ánh sáng từ đèn treo, đèn tủ bếp…
_ Chọn nội thất theo phong cách thiết kế
Các phong cách thiết kế phòng bếp được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến là thiết kế không gian mở. Thiết kế đa năng tiện lợi và thiết kế cổ điển.
Tùy từng phong cách mà bạn có thể lựa chọn nội thất khác nhau. Chẳng hạn phòng bếp nhỏ gọn không gian mở phù hợp với tủ bếp hiện đại, chất liệu gỗ công nghiệp.
Phòng bếp cổ điển lại thích hợp sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên. Thiết kế tủ bếp lớn hình chữ U, bàn đá hoa…
_ Phân bố các khu riêng biệt để có sắp xếp phù hợp
3 khu riêng biệt nên được phân rõ trong khu phòng bếp như đã nói. Là khu bếp, khu tủ lạnh và nơi dọn rửa. Khu bếp cần gần với chạn bát, nơi để các loại gia vị, nơi để vật dụng nấu nướng.
Khu tủ lạnh có thể kết hợp thêm phần giá để các loại đồ khô, các loại hạt đậu, gia vị ít sử dụng. Khu dọn rửa nên có 2 bồn, thiết kế thông thoáng, gần cửa sổ.
3. Cách kiểm tra đồ nội thất phòng bếp sau khi thi công
Để kiểm tra nội thất sau khi thi công bạn nên kiểm tra từ tổng thể đến các chi tiết nhỏ. Kiểm tra các cạnh tủ bếp, thủ kéo ra vào để xem các khớp nối có vấn đề không.
Kiểm tra thành cạnh bàn bếp, bàn ăn, bề mặt và cả phần chân xem có đủ chắc chắn hay không. Ngoài ra cũng đừng quên hệ thống điện, nước tổng thể, đặc biệt ở khu vực chậu rửa và hệ thống đèn tủ bếp.
Nếu không tự tin vào khả năng của mình, tốt nhất bạn nên tìm kiếm một kiến trúc sư. Hoặc người làm ngành nội thất để có thể kiểm định lại chất lượng thi công.
Tại sao bạn nên chọn Nội Thất Thiên Thần thi công nội thất phòng bếp ?
Là một trong những đơn vị thi công nội thất chuyên nghiệp hiện nay. Nội thất Thiên thần luôn là địa chỉ uy tín để bạn chọn lựa.
-
Kinh nghiệm thiết kế thi công hơn 5 năm, 129+ công trình mỗi năm
Kinh nghiệm thiết kế và thi công trong thời gian dài. Đa dạng các loại hình công trình khác nhau giúp chúng tôi dễ dàng tư vấn cho khách hàng. Kiến trúc sư của Nội thất Thiên thần không e dè với những thiết kế khó. Diện tích nhỏ hoặc hình dáng khác biệt.
Điểm đặc biệt đó là chúng tôi chú trọng và lắng nghe ý kiến khách hàng. Luôn nỗ lực để biến không gian mang đậm dấu ấn cá nhân của gia chủ, độc đáo không trộn lẫn.
-
Xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất, chất lượng sản phẩm tốt, tối ưu chi phí
Sở hữu xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất, Nội Thất Thiên thần có ưu thế. Khi mang đến khách hàng những sản phẩm chất lượng với chi phí hợp lý.
Nội thất gỗ kết hợp nhiều chất liệu, được gia công và lắp đặt. Dựa trên yêu cầu dưới bàn tay của người thợ lành nghề. Tất cả nhằm mang đến bạn 1 thiết kế tủ bếp bàn ăn với kích thước. Kiểu dáng vừa vặn, phù hợp với đúng phong cách hướng tới.
-
Chế độ bảo hành, bảo trì hấp dẫn nhất hiện nay.
Chế độ bảo hành, bảo trì được chúng tôi cam kết và đưa lên hợp đồng ngay khi ký kết. Điều này đảm bảo bạn luôn nhận được dịch vụ tốt nhất và luôn được hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.
Mỗi sản phẩm đều có tem bảo hành với thời gian cụ thể:
- Bảo hành 24 tháng với nội thất gỗ công nghiệp, 12 tháng với sản phẩm gỗ tự nhiên
- Bảo hành 6 – 12 tháng với các vật dụng khác
- Hỗ trợ 15% chi phí sửa chữa trong thời gian bảo hành sản phẩm
Sở hữu một không gian bếp hoàn hảo như mong ước với mức chi phí vô cùng hợp lý. Liên hệ ngay với Nội thất Thiên thần để được tư vấn.