Phong thủy thiết kế nhà ống 5 tầng chuẩn là như thế nào?

Phong thủy thiết kế nhà ống 5 tầng rất quan trọng đối với gia chủ vì nó ảnh hưởng tới nhiều điều khi sinh sống. Vậy phong thủy chuẩn cần gì?

Muốn có kiến trúc nhà ống 5 tầng chuẩn phong thủy cần biết

Chúng ta thường bắt gặp những không gian nhà ống này tại các thành phố lớn, đất chật người đông, vì vậy lối kiến trúc này được ưa chuộng hơn cả, nó giải quyết được vấn đề không gian hẹp bề ngang, dài về chiều sâu và vượt trội về chiều cao.

Thêm vào đó, như bạn thấy các nhà ống 5 tầng hiện nay đa phần chỉ có 1 mặt tiền, các mặt còn lại giáp sát với nhà bên cạnh. Nên khó khăn trong việc thu sáng và thông gió. Càng đặt ra thách thức cho kiến trúc hợp phong thủy.

Và muốn có được một không gian này đẹp đã là một vấn đề, chuẩn phong thủy lại càng khiến gia chủ đau đầu. Một vài gợi ý được đưa ra từ các KTS của Nội Thất Thiên Thần. Hi vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về kiến trúc loại nhà ở này.

Kích thước nhà ống 5 tầng đúng phong thủy

Chiều rộng và dài của nhà ống theo phong thủy có những con số nhất định. Khi xây dựng nhà ống, người ta thường tính toán kỹ từ tổng thể diện tích. Đến các không gian khách, bếp, ngủ, nhà vệ sinh. Cho tới ban công, hành lang,…

Bởi theo phong thủy, thì từng kích thước này có sự ảnh hưởng nhất định tới may mắn và tài lộc của gia chủ. Thậm chí các chi tiết cột kèo, cửa chính, phụ. Cũng có ảnh hưởng nhất định tới phong thủy. Vậy nên chiều dài – rộng – cao khi xây dựng nhà ống 5 tầng rất quan trọng và được tính toán theo công thức sau:

Kích thước nhà ở nói riêng và kích thước chiều rộng, dài nhà ống theo phong thủy. Được tính dựa theo đơn vị đo chiều dài là bước. Trong đó 1 bước = thước 5 tấc, 1 thước = 0.4m. Tương đương với 1 bước = 1.8m theo thước gỗ của bộ công thời cổ đại.

Trong đó, mỗi bước sẽ tương ứng với 1 trực trong 12 trực đó là: 1 bước trực Kiến, tương tự từ 1 đến 12 bước là các trực: 1 Kiến, 2 Trừ, 3 Mã, 4 Bình, 5 Định, 6 Chấp, 7 Phá, 8 Nguyên, 9 Thành, 10 Thu (Thâu), 11 Khai, 12 Bế.

Mỗi trục này sẽ có trực tốt và trực xấu và chiều rộng, dài nhà ống theo phong thủy được tính toán dựa vào:

  • Chiều rộng nhà ống: không phạm các trực mãn, bình, thu, bế
  • Chiều dài nhà ống theo phong thủy: số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến sẽ may mắn.

Nghe tới công thức này nhiều người sẽ thấy phức tạp nhưng bạn yên tâm vì đội ngũ thi công KTS có những dụng cụ đảm bảo đo được chính xác kích thước này. Để đảm bảo tuân thủ được: chiều dài nhà chuẩn phong thủy, mang thịnh vượng, may mắn là: 3.6m, 9m, 10.8m, 14.4m, 19.8m. Hoặc trong điều kiện thực tế nếu không đạt được các kích thước đẹp nhất trên. Thì chỉ cần tính toán để không phạm phải các trực Mãn, Bình, Thu (Thâu, Bế).

Hoặc trong trường hợp nhà được phân lô đúng với mảnh đất ban đầu. Mà bạn không thể tự mình quyết định. Thì việc đảm bảo được các kích thước trong nhà hợp phong thủy. Nhất là phần cổng, phần giếng trời cũng đã được xem là ổn.

Phần mái nhà ống 5 tầng hợp phong thủy

Đối với thiết kế nhà ống 5 tầng thì phần mái cũng được xem là một nhân tố góp mặt vào phong thủy nhà. Mái nhà được xem là nơi tụ khí. Sẽ ảnh hưởng tới vận mệnh, sức khỏe, tiền tài của các thành viên trong gia đình.

Mái nhà sẽ được đánh giá trên kiểu dáng, độ tương phản với căn nhà và độ nhọn của mái. Theo ngũ hành thì mái nhà hành Hỏa, không gian phía dưới hành Mộc. Hỏa sinh Mộc nên tương quan giữa hai yếu tố này rất tốt. Suy ra vấn đề quan tâm là độ nhọn của mái nhà. Mái nhà không nên quá nhọn vì nó sẽ tạo nên Hỏa quá vượng. Ảnh hưởng tới sự hòa thuận trong ngôi nhà. Độ dốc lý tưởng của mái nhà thường là 45 độ.

Cửa và cổng nhà ống 5 tầng chuẩn phong thủy

Cổng và cửa của bất kỳ công trình nào cũng là nơi đón năng lượng vào với toàn bộ không gian, nhà ống 5 tầng không ngoại lệ. Tuy nhiên như đã chia sẻ với bạn các không gian nhà ống thường chỉ có 1 mặt tiền. Và rất khó để thay đổi hướng cổng, cửa. Vì vậy nên việc bố trí không gian này được tính toán dựa trên nguyên tắc cụ thể là:

– Cửa nhà ống hợp phong thuỷ cần tránh mở các cửa đối diện nhau, thẳng nhau. Đặc biệt là có tới 3 bộ cửa thẳng nhau. Sẽ khiến tạo nên ống hút khí gây mất căn bằng âm dương.

– Cửa nhà ống không nên giống nhau ở tất cả các tầng. Vì mỗi không gian nhà ở sẽ có hướng hút khí khác nhau, gió trên cao lớn, hay bị che lấp. Vậy nên bố trí cửa theo thực tế không nên theo khuôn mẫu giống nhau ở bất cứ tầng nào.

– Lựa chọn kích thước cửa khác nhau theo từng không gian phòng như nên bố trí chiều dài, chiều rộng cửa chính nhà ống lớn hơn so với các cửa phòng ngủ, phòng làm việc… Cửa nhà ống khu vực cầu thang, hành lang, lối vào phòng tránh mở nhiều cửa hoặc kích thước cửa rộng quá dễ hút gió quá mức.

– Phòng ngủ có cửa ra ban công nên bố trí cửa ở cuối chân giường

– Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường, hay phòng ăn…

– Cửa phòng thờ tránh thẳng với sân phơi, giặt giũ

– Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm. Lại không phù hợp khi sử dụng.

– Nhà ống có sân rộng thì cổng nhà ống và cửa chính. Nên tránh thẳng hàng mà nên bố trí lệch nhau.

– Cửa bếp tránh thẳng với miêng bếp nấu

– Nếu bố trí nhà để xe trước nhà ống nên làm thêm của phụ hoặc rào thấp. Để tạo sự tắc biệt không gian và giúp tăng khí tốt, giảm tác động xấu từ khu vực để xe, khí thải không tốt về phong thủy.

Về kích thước của cửa, đội ngũ thiết kế sẽ có thước lỗ ban. Để chọn được kích thước đúng phong thủy nhất cho bạn.

Mặt tiền nhà ống 5 tầng chuẩn phong thủy

Mặt tiền nhà ống chính là bộ mặt của căn nhà, có vai trò quan trọng trọng việc định hình phong cách nhà ống 5 tầng. Chính vì vậy mà nó cũng ảnh hưởng không ít tới phong thủy. Và công danh tài lộc của các thành viên trong gia đình.

Khi thiết kế mặt tiền nhà ống 5 tầng bạn cần lưu ý:

  • Bố trí hài hòa, đẹp mắt, không quá cầu kỳ. Làm mất đi cảnh quan thoáng đãng và vận khí của gia chủ
  • Tuân thủ các yếu tố về thẩm mỹ cũng như ngũ hành theo tuổi, mệnh của gia chủ để trang trí. Có một vài hình thế của mặt tiền cần tránh là chữ X, chữ L ngược, chữ Z, tam giác. Vì nó gợi nên những sự thiếu may mắn, rủi ro
  • Cân đối với xung quanh về quang cảnh, địa thế địa hình, ngõ ngách. Kể cả các nhà bên cạnh để tạo sự hài hòa sinh động cho mặt tiền

Cầu thang nhà ống 5 tầng đúng phong thủy

Trong thiết kế kiến trúc của nhà ống 5 tầng, cầu thang là một nhân tố quan trọng. Dĩ nhiên bỏ qua việc nếu bạn đặt hệ thống thang máy trong nhà. Còn nếu không thì cầu thang bộ cũng cần đảm bảo phong thủy về số bậc và chiều dài.

Theo đó bạn chỉ cần lưu ý các điểm quan trọng là:

  • Khu vực trung cung (giữa nhà) đây là khu vực thuộc hành thổ và cai quản các cung còn lại trong. Trong khí đó, cầu thang đi lên thuộc tính hành Mộc khắc Thổ (trung cung) nên tránh. Cầu thang nhà ống hợp phong thủy nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm không gian và hợp phong thủy.
  • Số bậc cầu thang nhà ở nên thuộc cung “sinh” là tốt nhất. Quy ước cách tính bậc cầu thang đó là: Bậc 1 Sinh, 2 lão, 3 bệnh, 4 tử và hết vòng thì quan Lại. Nói cách khác công thức tính bậc cầu thang phong thủy cho nhà ống, nhà biệt thự, nhà vuông sẽ như nhau đó là: 4n+1.
  • Tránh bậc sinh quá nhiều bởi sinh quá nhiều thì thành sát khí. Ví dụ như nhà 5 tầng và mỗi tầng đều 21 bậc cầu thang thì tổng công là 84 bậc lại trở thành tử. Do đó có thể từ tầng 1 lên tầng 2 là sinh, từ tầng 2 lên tầng 3 là lão thay vì chỉ chọn cung sinh toàn bộ.

Cụ thể theo đó chúng ta có kích thước cho cầu thang nhà ống 5 tầng như sau:

  • Chiều rộng cầu thang: 0,9 đến 1,2m
  • Độ dốc cầu thang không quá dốc: nên tính theo tính theo công thức 2h + b = 60cm (h là chiều cao bậc thang; b chiều rộng bậc thang). Thường độ cao của bậc cầu hang là từ 15c – 18cm và bề rộng của mặt bậc cầu thang 24 – 30cm.

Giếng trời nhà ống 5 tầng theo phong thủy

Chính vì sự hạn chế của không gian nhà ống 5 tầng, lại cao tầng và khá bí bách nên tạo một giếng trời là cần thiết. Nó giúp lấy sáng vào nhà, cân bằng âm dương, mang lại không khí thoáng đãng cho ngôi nhà.

Bố trí giếng trời trong nhà ống cần lưu ý:

  • Thông thường giếng trời hợp phong thủy sẽ được đặt tại các cung tốt lành (Tài Lộc hay Thiên Mạng). Và thường đặt các hướng Đông – Tây – Nam. Không đặt ở vị trí hướng Bắc của ngôi nhà.
  • Đối với giếng trời nhỏ, tiết kiệm diện tích có thể đặt kết hợp ô trống giữa. Hoặc cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa) cũng giúp không khí luân chuyển tốt Hỏa sinh Thổ và trang trí vách cầu trang thành điểm nhấn thẩm mỹ.
  • Nhà có bố trí cầu thang đi về 1 bên và đổi tầng. Hoặc cầu thang lệch có thể làm giếng trời xiên (Hỏa sinh Thổ). Giúp tăng sự thông thoáng và dễ đi lại, tầm nhìn tốt.

Nếu như vị trí của giếng trời không đặt ở trung cung. Thì có thể đặt ở vị trí khác cho hợp phong thủy và mặt bằng như:

  • Đặt giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết. Đồng thời nên kết hợp bố trí giếng trời và tiểu cảnh phong thủy. Giúp tạo sự cân bằng và kích hoạt luồng sinh khí tốt.
  • Tạo không gian hồ nước trong giếng trời như nước chảy trên tường và giảm sự nóng bức mà ánh mặt trời chiếu vào, vẫn đảm bảo cường độ ánh sáng, không gian sinh động, thoải mái hơn.
  • Làm giếng trời trong phong thủy ở phòng ăn (hành Mộc) nên bố trí dạng ống, thẳng có mái che. Để Mộc sinh Hỏa cục tốt.
  • Trường hợp giếng trời có vị trí cạnh phòng bếp ăn. Nên dùng cây cảnh, suối nước để tạo sự tương sinh Thủy sinh Mộc. Bởi nước chảy trên tường mà có ánh sáng chiếu xuống. Thì thổ sẽ khắc thủy vượng, âm dương cân bằng giảm được cảm giác tối tăm và cho vận khí tốt hơn.
  • Giếng trời có mái đặt ở nhà thấp tầng sẽ thích hợp là nơi đặt phòng thờ. Vừa không bị không gian phía trên tác động vừa tiện cho việc hương khói, hấp thụ hơi nóng tốt.
  • Nếu đặt giếng trời bên phòng ngủ nên thiên về tính Thủy – Mộc tương sinh với màu sáng. Cây cối và nước giúp không gian đẹp, thoáng mát sinh khí, tốt cho sức khỏe.

Nhà ống có thể tận dụng các vị trí đặt giếng trời như:

  • Thiết kế giếng trời trên cầu thang. Và kết hợp tiểu cảnh phong thủy dưới cầu thang
  • Giếng trời cuối nhà, cạnh bếp ăn, phòng ngủ, phòng thời hay trong bếp ăn, bên tường hông
  • Khi thiết kế cần lưu ý đến yếu tố khắc phục sự truyền âm thanh vang theo giếng trời. Tránh làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của mọi người trong gia đình hoặc quá thừa sáng, thiếu sáng, thừa gió… Làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hay nội thất trong nhà.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ cùng bạn về cách để có được thiết kế nhà ống 5 tầng hợp phong thủy. Bạn thấy đấy, chúng ta phải quan tâm tới rất nhiều vấn đề khác nhau. Và để một mình bạn quay cuồng với nó thật sự rất mất thời gian và công sức. Thay vì vậy hãy để Nội Thất Thiên Thần hỗ trợ bạn. Từ ngày đầu tiên lên ý tưởng cho không gian này.

Và đừng quên, chúng tôi cũng có những chia sẻ cho bạn về thiết kế kiến trúc nhà nói chung. Và thiết kế kiến trúc nhà ống nói riêng để bạn tìm hiểu thêm về không gian sống lý tưởng cho mình.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on google
Google+

Bình luận đã bị đóng.

Bài viết liên quan

Video công trình

Đối tác thiết kế thi công nội thất dự án Mailand City Hà Nội – chủ đầu tư BĐS Phú Long – Sovico

Nội Thất Thiên Thần vinh dự được hợp tác với chủ đầu tư Splendora An Khánh JVC hỗ trợ cư …

Kinh nghiệm hay

Ý tưởng thiết kế mặt tiền nhà phố cực độc đáo

Mặt tiền chính là bộ mặt của ngôi nhà, là điểm chú ý đầu tiên khi mọi người đến nhà …

Tin tức

Thiết kế phòng ăn tân cổ điển – nguyên tắc chọn nội thất

Thiết kế phòng ăn tân cổ điển thường được các gia chủ giàu có ưa chuộng, vì sự đẳng cấp, …

Tin tức

Sai lầm khi thiết kế nhà phố hiện đại

Thiết kế nhà phố hiện đại chưa bao giờ đơn giản mặc dù đây là một phong cách cực kỳ …

Tin tức

Sai lầm khi thiết kế nội thất phòng bé trai

Nội thất phòng bé trai cần được thiết kế phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Những …

Tin tức

Cách bài trí sắp xếp nội thất phòng ngủ nhỏ cực rộng

Cách bài trí sắp xếp nội thất phòng ngủ nhỏ vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định tới việc …

Dự toán chi phí đầu tư

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN TẬN TÂM VÀ BÁO GIÁ VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI