Bạn đang băn khoăn không biết thiết kế phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy hay chưa? Thì hãy tham khảo thông tin hữu ích từ các chuyên gia thiết kế của chúng tôi qua bài viết sau đây.
Đặc điểm chung của một thiết kế phòng bếp nhà ống
Với kiến trúc đặc trưng của nhà ống hẹp ngang và chiều dài sâu. Nên phòng bếp nhà ống cũng có những đặc điểm khác biệt cần lưu ý khi thiết kế:
- Diện tích phòng bếp nhà ống thường nhỏ, bề ngang hẹp. Và chiều sâu mở rộng về phía sau
- Mặt thoáng chính của không gian này là phần mặt tiền và mặt hậu của ngôi nhà
- Yếu tố ánh sáng và không khí lưu thông thường bị hạn chế
Với những điểm hạn chế này khi thiết kế bếp nhà ống bạn cần tận dụng không gian khéo léo. Bố trí các đồ nội thất đơn giản một cách khoa học để mang đến sự tiện nghi, mà vẫn tiết kiệm diện tích. Đồng thời, đảm bảo các quy tắc phong thủy cơ bản thu hút vượng khí cho cả ngôi nhà.
Lợi ích của việc thiết kế phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy
Thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp chuẩn phong thủy giúp mang lại những lợi ích vô cùng to lớn mà mọi gia chủ đều mong muốn có được:
- Mang lại sinh khí, ổn định sức khỏe: Sinh khí là dòng năng lượng tốt trong khí quyển có tác dụng cải thiện sức khỏe, mang lại may mắn. Vì vậy, nếu đảm bảo được các yếu tố phong thủy khi thiết kế phòng bếp. Sẽ tạo ra nguồn năng lượng tốt, thu hút nguồn sinh khí dồi dào cho ngồi nhà. Từ đó, giúp ổn định sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình
- Tạo vượng tài, may mắn cho công việc: Cách bố trí, sắp xếp các món đồ nội thất nhà bếp theo đúng cung tài lộc sẽ mang lại may mắn, hưng thịnh cho căn nhà
- Mang lại thịnh vượng, gia đình êm ấm: Không gian bếp là nơi quây quần của cả gia đình. Vì vậy, nếu biết cách vận dụng các yếu tố phong thủy như đặt đồ vật hướng tới các cung cát lợi như sinh khí, thiên ý. Sẽ mang lại sự thịnh vượng, gia đình êm ấm, vui vẻ
- Cải thiện thời vận, giảm tổn thất, thiệt hại về kinh tế: Việc thiết kế bếp cho nhà ống theo phong thủy ngay từ đầu. Sẽ làm giảm tổn thất để cải tạo những lỗi phong thủy mắc phải. Đồng thời cải thiện thời vận, rước tài lộc vào nhà
Với những lợi ích to lớn kể trên. Nên mọi gia chủ đều mong muốn có được một thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy và tiện nghi.
Các yếu tố phong thủy cần lưu ý khi thiết kế bố trí phòng bếp nhà ống
Vị trí và kích thước phòng bếp
Để đảm bảo yếu tố phong thủy, ngay từ khi thiết kế phòng bếp nhà ống bạn cần đặc biệt chú ý đến vị trí xây phòng bếp.
Phòng bếp chuẩn phong thủy cần được đặt ở những nơi cao ráo, sạch sẽ và thoáng khí. Tránh các góc nhọn hay vị trí ngay dưới xà ngang của nhà. Vì như vậy sẽ khiến không khí gia đình không yên ổn, công việc làm ăn không thuận lợi, suôn sẻ.
Tuyệt đối không đặt bếp đối diện, phía trên hoặc phía dưới nhà vệ sinh. Khiến phòng bếp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố uế tạp. Tác động xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, không đặt bếp đối diện cửa phòng ngủ hay ngược hướng với cửa chính của nhà. Làm cản trở luồng sinh khí lưu thông, khiến chủ nhân dễ sinh nóng nảy, bực bội.
Tùy thuộc vào diện tích mặt sàn và công năng muốn sử dụng mà có thể thiết kế bếp đẹp cho nhà ống thật phù hợp. Diện tích của phòng bếp thường giao động từ 15-20m2. Số liệu này đã được các kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng để rơi vào các cung số đẹp phù hợp với mệnh của mỗi gia chủ.
Phòng bếp nhà ống thường được đặt ở gần cầu thang. Các gia chủ đã tận dụng luôn nơi đây làm yếu tố phân chia không gian với phòng khách. Chúng giúp đảm bảo việc sinh hoạt thuận tiện mà không làm ảnh hưởng đến không khí của phòng khách.
Hướng phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy
Khi thiết kế phòng bếp nhà ống cần xác định rõ hướng bếp sao cho hợp phong thủy. Các chuyên gia thường cho rằng hướng đông nam là hướng tốt nhất để đặt bếp. Tránh hướng tây hay tây bắc vì đây được cho là hướng đối nghịch với bếp lửa (hành hỏa).
Đặc biệt, hướng bếp không được cùng hướng với căn nhà. Đây là điều tối kỵ trong phong thủy cần tránh tuyệt đối. Để đảm bảo được tài lộc, may mắn vào nhà.
Ngoài ra, khi chọn hướng đặt bếp còn cần phải dựa vào tuổi và mệnh của gia chủ để đưa ra phương án phù hợp.
Bố trí nội thất hợp phong thủy
Vì phòng bếp nhà ống có diện tích hạn chế. Nên khi thiết kế nội thất phòng bếp cho nhà ống cần tiết chế đủ số lượng các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Ưu tiên các mẫu tủ bếp, bàn ăn thiết kế nhỏ gọn. Điều này sẽ giúp căn bếp của bạn được thông thoáng, mà vẫn có không gian lưu trữ và sinh hoạt thoải mái.
Việc bố trí những món đồ nội thất này cần đảm bảo cả hai yếu tố: tiện nghi và phong thủy. Như vậy, bạn mới có thể sở hữu một không gian bếp hoàn hảo.
- Cách đặt bếp và bồn rửa bát
Như chúng ta đã biết, bếp lửa thuộc hành hỏa còn bồn rửa bát thuộc hành thủy. Theo phong thủy thì hai yếu tố này đối lập nhau. Do vậy, khi thiết kế bếp nhà ống cần chú ý không đặt bếp đun và bồn rửa tiếp giáp trực tiếp với nhau. Điều này dễ tạo xung khắc gây bất lợi cho gia chủ.
Dù không gian bếp bị hạn chế nhưng cũng cần tạo khoảng cách giữa bếp và bồn rửa tối thiểu 60 cm.
Bếp lửa thuộc hành hỏa nên bố trí ở các hướng nam, đông hoặc đông nam. Còn bồn rửa thuộc hành thủy nên ưu tiên các hướng đông, bắc, đông nam.
Tránh để xà ngang đè lên bếp hoặc để các góc nhọn chiếu thẳng vào bếp nấu.
Ngoài ra, vị trí hướng bếp phải thuộc hướng cát để mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người trong nhà.
Dung hòa được hai yếu tố thủy và hỏa khi thiết kế bếp cho nhà ống sẽ mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ.
- Cách đặt tủ lạnh
Tủ lạnh thuộc hành kim mà theo phong thủy thì kim tiết chế được tính hỏa của không gian bếp. Vì vậy, nên đặt tủ lạnh trong nhà bếp và hướng tốt nhất là hướng đông nam hoặc hướng bắc.
Vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất cần cách tường khoảng 10cm. Hai bên hông cách 2-5cm để đảm bảo tủ được thoáng nhiệt. Và giúp luồng không khí trong phòng được lưu thông dễ dàng.
Để thiết kế bếp đẹp cho nhà ống vừa tiện nghi lại hợp phong thủy thì tuyệt đối không được bố trí tủ lạnh sát hoặc đối diện bếp lửa. Vì khí nóng của bếp và hơi lạnh của tủ xung đột làm ảnh hướng đến sức khỏe và hòa khí gia đình. Dễ gây bất hòa, cãi vã giữa các thành viên trong nhà.
- Cách đặt bàn ăn
Bàn ăn là món đồ nội thất đặc biệt thiết yếu. Được các gia chủ lựa chọn kỹ lưỡng để thiết kế phòng bếp cho nhà ống đảm bảo phong thủy.
Vị trí đặt bàn ăn không nên đối diện cửa ra vào. Làm ảnh hưởng đến không gian riêng tư của bữa ăn gia đình.
Không kê bàn ăn những nơi có xà ngang vắt qua. Vì theo phong thủy, như vậy sẽ khiến người ngồi có cảm giác nặng nề, không thoải mái.
Tránh chọn các mẫu bàn ăn có góc quá nhọn. Không chỉ dễ gây thương tích khi sử dụng mà còn tạo sát khí cho không gian. Làm ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người sử dụng.
Việc chú ý đến các yếu tố phong thủy khi bố trí đồ nội thất nhà bếp sẽ đảm bảo được yếu tố tiện nghi và vượng khí cho cả căn phòng.
Màu sắc cho phòng bếp nhà ống hiện đại
Để thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp và hợp phong thủy cần chú ý đến yếu tố màu sắc. Chúng không chỉ làm lên tính thẩm mỹ mà còn là yếu tố bổ sung năng lượng cho cả không gian.
Theo thuyết ngũ hành tương sinh thì mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ. Mà phòng bếp thuộc hành hỏa nên thường ưu tiên lựa chọn các tông màu như vàng nhạt, xanh, trắng…Những gam màu này sẽ giúp không gian phòng bếp của bạn ấm cúng, để gia chủ gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các gam màu gỗ để thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Chúng sẽ giúp tăng cường sức mạnh trấn giữ, bảo vệ ngôi nhà. Theo quan niệm phong thủy, màu sắc này còn thể hiện được sự ổn định giúp không gian thêm sung túc, gần gũi hơn.
Tránh các gam màu xanh dương, xanh coban… Những gam màu này thuộc hành thủy xung khắc với hỏa. Hay những gam màu nóng sẽ làm căn phòng trở nên nóng nực, khiến người dùng dễ bực bội, cáu gắt.
Đồng thời, cũng nên lựa chọn màu phòng bếp hợp với mệnh của gia chủ. Để mang đến nguồn năng lượng tích cực và vượng khí cho gia đình.
Vật liệu trong phòng bếp nhà ống
Vật liệu sử dụng để thiết kế phòng bếp nhà ống cũng cần đảm bảo phong thủy. Từ chất liệu bề mặt ốp tường, sàn nhà đến hệ thống tủ bếp, bàn ăn… cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Cần xem xét kỹ xem vật liệu trong phòng bếp có phù hợp với mệnh ngũ hành của gia chủ hay không.
Trước tiên cần xác định tính chất phong thủy của từng loại vật liệu. Thì mới có thể chọn ra loại nào hài hòa với bản mệnh của từng chủ nhà. Bạn thuộc mệnh nào thì hãy chọn các loại vật liệu tương sinh. Như mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Tránh sử dụng các vật liệu mang tính tương khắc. Như mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.
Ví dụ: chất liệu gỗ có tính mộc nên phù hợp với gia chủ mệnh hỏa. Các loại gạch đá granite có màu xanh biền hay đen thuộc thủy hợp với gia chủ mệnh mộc. Các vật liệu inox hay đá trắng, đá xám thuộc hành kim nên tương sinh với gia chủ mệnh thủy…
Do đó, tùy thuộc vào tuổi của gia chủ mà bạn cần chọn loại vật liệu phù hợp để thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp và đảm bảo phong thủy tối ưu. Mang lại may mắn, tài lộc cho cả gia đình.
Cách bố trí cửa phòng bếp nhà ống
Tránh bố trí cửa phòng bếp nằm trên một đường thẳng với cửa nhà hoặc cửa hậu. Vì như vậy có thể gây hao tổn tiền của và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong nhà.
Ngoài ra, cửa phòng bếp cũng không nên thiết kế cùng bên với cửa phòng ngủ hay đối diện với cửa sổ. Để tránh luồng không khí chuyển động quá nhanh. Và ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng hàng ngày.
Lựa chọn vị trí phù hợp để đặt cửa khi thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp giúp đảm bảo vượng khí dễ dàng di chuyển. Mang đến sự thịnh vượng cho cuộc sống gia đình.
Phong thủy phòng bếp theo mệnh của gia chủ
Theo ngũ hành, phòng bếp có tính hỏa. Khi thiết kế cần chú ý vận dụng các yếu tố tương sinh để phù hợp với mệnh của từng gia chủ. Giúp tiết chế, kìm hãm tính hỏa để gia đình luôn được hòa thuận, êm ấm.
Tùy thuộc vào mệnh của gia chủ để chọn hướng đặt bếp cũng như đặc điểm và màu sắc của đồ nội thất. Ví dụ như người mệnh kim hợp với hướng tây. Do đó, nên bố trí cửa bếp quay về hướng này. Vì thổ sinh kim nên ưu tiên sử dụng các món đồ nội thất nhiều chi tiết hình khối tròn, vuông tượng trưng cho thổ. Các màu sắc trắng, ánh kim, bạc…được sử dụng nhiều cho phòng bếp của chủ nhà mệnh kim.
Gia chủ mệnh mộc hợp với hướng nam, đông, đông nam. Và hợp với các gam màu xanh lá cây, màu nâu, xanh lam…
Còn các hướng đông, bắc, đông nam là những hướng tốt để đặt phòng bếp cho người mệnh thủy. Khi thiết kế bếp cho nhà ống của gia chủ mệnh thủy nên sử dụng các vật liệu màu xanh dương hoặc đen.
Phòng bếp của gia chủ mệnh hỏa nên đặt hướng nam, tây nam, đông bắc. Tránh đặt các hướng tây, tây bắc, đông, đông nam. Đây là các hướng khắc với mệnh hỏa.
Với gia chủ mệnh thổ nên bố trí cửa bếp theo hướng tây bắc, đông nam. Giúp thu hút vượng khí, tài lộc cho căn phòng. Nên sử dụng các gam màu nâu đất, vàng nhạt…kết hợp cùng chất liệu đá làm kệ bếp.
Thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp và tiện nghi thôi là chưa đủ, mà cần đảm bảo cả các yếu tố phong thủy. Chúng sẽ giúp mang lại sức khỏe, tài lộc và may mắn cho cả gia đình.
Tham khảo: Nội thất nhà phố đẹp